4 yếu tố định hình Phong cách nội thất cổ điển ( classic style )

Phong cách nội thất cổ điển ( classic style ) có nguồn gốc xuất phát từ phong cách thiết kế Hy Lạp và La Mã. Phong cách này hoàn toàn không có sự pha trộn của sự hiện đại nào mà được thể hiện rõ nét qua những hoa văn, họa tiết…  đậm chất truyền thống, cổ kính.

Ở Việt Nam, Classic style được hiểu là một phong cách mang sự quý phái, sang trọng bậc nhất , là công trình được thiết kế cầu kì và nhiều chi tiết nổi bật. Với những đặc trưng vô cùng tinh xảo, hoài cổ mà tráng lệ, phong cách cổ điển được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, trong ngành kiến trúc nội thất, lối thiết kế này được áp dụng với nhiều loại công trình: nhà ở, khách sạn, quán café…

Cùng Ô Vuông tìm hiểu về phong cách này nhé!

Xem thêm : 11 điều trong phong thủy bếp cần kiêng kỵ phải biết

Xem thêm sản phẩm nội thất: Mọt home

Phong cách nội thất cổ điển 01
Phong cách nội thất cổ điển xuất phát từ Hy Lạp và La Mã

1. Màu sắc

Màu sắc trong thiết kế phong cách cổ điển thường được sử dụng là những tông màu vàng và trắng cùng những các chi tiết chạm trổ ánh vàng càng trở nên nổi bật hơn, lộng lẫy hơn. Bên cạnh đó, những màu sắc thuộc tông màu trầm như màu nâu của gỗ cũng được bắt gặp nhiều trong các thiết kế nội thất mang phong cách cổ điển.

Phong-cách-nội-thất-cổ-điển-02
Màu sắc trong thiết kế phong cách cổ điển thường được sử dụng là những tông màu vàng và trắng
Phong cách nội thất cổ điển
những màu sắc thuộc tông màu trầm bắt gặp nhiều trong các phong cách nội thất cổ điển

Màu sắc không nên trở thành điểm nhấn của không gian truyền thống, thay vào đó nó nên trở thành nền và tạo ra sự ấm áp tổng thể cho không gian.

2. Chi tiết trang trí

Đặc trưng của thiết kế nội thất cổ điển là những chi tiết trang trí cầu kì và mang tính nghệ thuật cao . Phong cách truyền thống hạn chế những góc độ và đường nét sắc nét hay những đường thẳng mạnh, mà thay vào đó là những góc cạnh và đường cong mềm mại, cổ kính.

Phong cách nội thất cổ điển đặc trưng với chi tiết trang trí cầu kì
Trong phong cách nội thất cổ điển là những nét và khuôn chi tiết trang trí chạy từ sàn lên tới trần

Trong phong cách này, có lẽ một chi tiết không thể thiếu chính là những nét và khuôn chi tiết trang trí chạy từ sàn lên tới trần và bao xung quanh mỗi yếu tố kiến trúc. Chẳng hạn như: những đường chỉ phào, đường gờ,…chạy dọc tường hay những điểm vuông góc giữa tường và trần, sàn và tường. Đặc trưng của thiết kế nội thất cổ điển là những chi tiết trang trí cầu kì và mang tính nghệ thuật cao.

3. Đồ nội thất, vật liệu

Đồ nội thất và vật liệu trong phong cách nội thất cổ điển, mang dáng dấp, phản phất hình ảnh của những thập kỉ, thế kỉ trước. Chúng thường được làm từ chất liệu cao cấp như gỗ, đá hoa cương, da, nỉ…

Đồ nội thất và vật liệu trong phong cách nội thất cổ điển, mang dáng dấp của những thập kỉ, thế kỉ trước

Sofa, bàn ghế thường có kích thước lớn với da bóng và tay vòm uốn lượn, chạm trổ cầu kì, hầu như không hề xuẩt hiện bất cứ một góc nhọn nào trên khắp bộ sofa và bàn. Các chi tiết trang trí này phần lớn được làm thủ công một cách rất tinh xảo và thường được lấy cảm hứng từ hình kỷ hà, hoa cỏ trong tự nhiên mang tính nghệ thuật cao, có sự đồng bộ về phong cách.

Phong cách nội thất cổ điển với Sofa, bàn ghế thường có kích thước lớn với da bóng và tay vòm uốn lượn, chạm trổ cầu kì

Không gian cổ điển thường được trang trí với những vật liệu làm từ các loại vải dệt – đây chính là một lựa chọn quan trọng trong phong cách truyền thống, như cotton và vải sợi.

Không gian phong cách nội thất cổ điển thường được trang trí với những vật liệu làm từ các loại vải dệt ốp tường

4. Ánh sáng

Ánh sáng có thể thay đổi mọi thứ trong một căn phòng không chỉ đơn giản là hình thức của căn phòng. Chúng không nhất thiết phải là những thiết bị chiếu sáng hiện đại, có thể tìm một vài mẫu đèn chùm tinh xảo. Chúng vừa đem lại cảm giác ấm cúng với ánh sáng vàng dịu, vừa làm điểm nhấn rất nghệ thuật cho không gian.

Phong cách nội thất cổ điển
Phong cách nội thất cổ điển đem lại cảm giác ấm cúng với ánh sáng vàng dịu, vừa làm điểm nhấn rất nghệ thuật cho không gian.

Phong cách ấy ban đầu được ứng dụng chủ yếu trong các thiết kế biệt thự cao cấp nhưng dần dần được biến tấu phù hợp cho nhiều không gian thiết kế nội thất hơn.

Có thể bạn quan tâm: Phong cách Indochine (Đông Dương) là gì? Điểm nổi bật của phong cách này.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản (Minimalism) – TẠI SAO KHÔNG?

 Những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng ngủ để có không gian đáng mơ ước

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook