Giếng trời nhà ống luôn là giải pháp kỹ thuật tối ưu nhất để đón lấy ánh sáng và gió cho ngôi nhà. Mặt khác, giếng trời cũng là giải pháp kiến tạo không gian độc đáo. Thể hiện không gian sống đầy ấn tượng của gia chủ. Giếng trời là gì? Thiết kế giếng trời nhà ống như thế nào cho chuẩn? Theo dõi ngay bài viết để được giải đáp.
Mục lục
Giếng trời là gì?
Giếng trời là khoảng không từ mái xuống nền đất của ngôi nhà. Nó được sử dụng với nhiều mục đích. Nhưng nhìn chung sẽ mang một số lợi ích như tăng hiệu ứng thẫm mỹ, phục vụ nhu cầu thẫm mỹ. Hay giúp tăng ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà, điều hòa không khí và giúp không gian sống trở nên hài hòa, đầy sức sống hơn.

Giếng trời nhà ống chính là giải pháp khoa học giúp mở rộng không gian được nhiều người lựa chọn.
Giếng trời nhà ống có cấu tạo như thế nào?
Trước khi biết được thiết kế giếng trời nhà ống sao cho chuẩn, bạn nên hiểu rõ một số kỹ thuật cơ bản của việc thiết kế giếng trời này.
Giếng trời được cấu tạo bởi 3 phần, đó là đáy giếng, thân giếng và đỉnh giếng.
Đáy giếng là phần cuối cùng, được trang trí làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, hòn non bộ, hồ cá. Không gian này có thể kết hợp liền kề với phòng khách hoặc phòng ăn tạo không gian thoáng đãng, đẹp mắt.

Thân giếng: là khoảng không nối đáy giếng đến đỉnh giếng, có tác dụng chiếu sáng cho các tầng bên trên.
Phần đỉnh giếng: đây là phần nằm trên cùng, thường là mái nhà. Có vai trò chiếu sáng và thông gió. Thường được sử dụng mái kính và hệ khung mái.
Vị trí nên đặt giếng trời nhà ống
Chắc hẳn bạn sẽ rất nóng lòng muốn biết nên đặt giếng trời ở đâu trong nhà để vừa thoáng vừa hợp phong thủy đúng không? Theo dõi ngay phần tiếp theo nhé!
1. Thiết kế giếng trời nhà ống trong nhà
Người ta thường đặt giếng trời nhà ống ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Đặt giếng trời giữa nhà sẽ giúp điều phối ánh sáng và gió thoáng cho toàn bộ ngôi nhà. Đồng thời cũng gây ấn tượng thị giác, thu hút tầm nhìn. Làm không gian cảm giác như cao hơn, lớn hơn và đẹp hơn.

Nếu thiết kế giếng trời trong nhà, bạn nên làm thêm kính che, vừa đảm bảo thẩm mỹ, đảm bảo đón được nắng gió và che chắn mưa.
2. Thiết kế giếng trời sau nhà
Khi thiết kế giếng trời ở khu vực sau nhà, nó sẽ không ảnh hưởng đến khu vực sinh hoạt chung. Vì thế mục đích lấy ánh sáng, đón gió của giếng trời khi đặt ở vị trí này không quá cầu kỳ. Bạn nên lưu ý nếu hướng gió ở khu vực này mạnh, bạn nên giảm diện tích làm giếng trời lại để điều tiết luồng gió vào trong nhà. Và bạn cũng không cần làm mái che cho giếng trời ở sau nhà nhằm tiết kiệm chi phí.

3. Giếng trời đặt ở cuối nhà
Khi đặt giếng trời ở khu vực này, bạn cần tạo một số điểm nhấn giúp tạo hiệu ứng thị giác tốt hơn.
Sử dụng tiểu cảnh hợp lý để đảm bảo phân bố không gian vừa đón nắng vừa cản nắng khoa học.
Ờ phía cuối nhà thường gần với không gian sinh hoạt chung, nơi qua lại. Không nên treo đèn chùm quá nặng, chậy cây hay vật trang trí bên trên. Vì nó có thể sẽ là nguy cơ gây hại cho các thành viên sinh hoạt bên dưới.

Thiết kế giếng trời nhà ống sao cho đẹp mắt
1. Thiết kế đỉnh giếng
Khi thiết kế đỉnh giếng, bạn có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Nên thiết kế mái kính để giúp đón nắng tự nhiên tốt nhất, Mái che nên làm khung sắt để đảm bảo an toàn và độ bền theo năm tháng. Kính làm mái che nên thiết kế thêm họa tiết hoặc kính mờ giúp cản bớt nắng vào lúc mặt trời lên đỉnh.

2. Thiết kế thân giếng
Ở phần diện tích thông tầng này có thể xây ốp đá trang trí, trồng dây leo hoặc ốp gỗ trang trí. Bạn có thể thêm thắt các mảng tường đá, gạch và cây xanh kết hợp để làm điểm nhấn cho không gian này.

3. Thiết kế đáy giếng
Đây chính là khu vực bạn tha hồ thỏa sức sáng tạo và thổi hồn nghệ thuật vào ngôi nhà của mình. Bạn có thể đặt hòn non bộ với tiếng nước chảy róc rách êm tai. Bể cá hay tiểu cảnh, vườn dây leo chẳng hạn. Không gian thiên nhiên thu nhỏ này sẽ giúp nhà bạn trông sáng bừng và cảm giác rộng hơn đấy.

4. Nên lợp mái cho giếng trời để đảm bảo khi trời mưa không bị tạt hắt vào các không gian bên dưới.
Nên lợp mái cho Giếng trời nhà ống để đảm bảo khi trời mưa không bị tạt hắt vào các không gian bên dưới.

5. Không treo các vật dụng trang trí nặng
Nếu bên dưới giếng trời là khu vực sinh hoạt chung thì tuyệt đối không nên treo các vật dụng trang trí nặng. Điều này có thể gây nguy hiểm đến các thành viên đang sinh hoạt bên dưới.
Các khoảng cách tiếp giáp với giếng trời như hành lang, cửa sổ cần phải được tính toán lan can, hoa sắt. Để đảm bảo an toàn cho các thành viên.
Tránh trang trí các chi tiết quá rườm rà, gây rối mắt ở khu vực giếng trời này.
Kết luận
Hiện nay giếng trời được ứng dụng rộng rãi ở các ngôi nhà phố. Được xem là một giải pháp cải tạo không gian sống cực kỳ hữu ích. Đừng quên thiết kế cho ngôi nhà mới của mình không gian giếng trời đầy sức sống này nhé!
Liên hệ ngay với Nội Thất Ô Vuông để được tư vấn, thiết kế và thi công nội thất trọn gói cho ngôi nhà mới của mình.
Xem thêm sản phẩm nội thất tại: Mọt home
Gọi ngay hotline 0908 918 108 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ – XÂY DỰNG – NỘI THẤT Ô VUÔNG
Địa chỉ: 14/41 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
SĐT: 0908 918 108
E-mail:
Bài viết tương tự
Căn hộ kikyo Q9_60m2_A Ninh_Phong cách hiện đại
Th4
Nhà phố Dĩ An_5x20m_Chị Trâm_Phong cách Bohemian
Th4
Shop kính Lucky Phú Nhuận_3.8x15m_Chị An
Th4
Nhà phố Biên Hòa 5x20m, Phong cách hiện đại cá tính_A Quốc Anh
Th4
Căn hộ Safira 69m2_C.Như Mai_PC tối giản wabi sabi
Th4
Căn Hộ Navita Thủ Đức 100m2_CDT Chị Hà_PC Hiện Đại
Th4
CẢI TẠO NHÀ PHỐ KẾT HỢP LÀM VĂN PHÒNG LÀM VIỆC – A. TRỊNH (GÒ VẤP)
Dự án cải tạo nhà phố dựa trên hiện trạng đất có sẵn và thiết
Th2
Thi công văn phòng TL với hiệu ứng ánh sáng, cây xanh chan hòa có 1 0 2 tại TPHCM
Văn phòng TL hiện đại với ánh sáng, cây xanh chan hòa Thi công văn
Th11